Cảnh báo 6 căn bệnh tim mạch thường gặp trong xã hội

Bệnh lý tim mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội, không loại trừ người trẻ tuổi, nam giới, phụ nữ hay trẻ em.

Ở Việt Nam, hàng năm, 30% số ca tử vong là do mắc các bệnh lý tim mạch. Nếu trước đây, bệnh tim mạch thường gặp ở những người cao tuổi thì nay, căn bệnh này đã khiến cho không ít bạn trẻ phải gắn bó với thuốc điều trị, với bệnh viện.

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (Heart Disease) là bệnh lý do rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh bao gồm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại vi, thấp tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Trong khi đó, những người trẻ thường chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh nên không có biện pháp phòng ngừa hợp lý và thái độ tầm soát sớm, điều đó dẫn tới các biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài sản lao động của xã hội. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể bệnh lý tim mạch ở người trẻ.

Các bệnh lý tim mạch phổ biến

1. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là bệnh của động mạch nuôi tim, biểu hiện dưới dạng 3 nhóm dưới dạng: đau thắt ngực ổn định, đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Theo ước tính hiện có khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành. Đối với khu vực các nước đang phát triển như Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Các bệnh mạch vành chiếm từ 11 – 36% trường hợp tử vong. Ngày nay, bệnh động mạch vành cũng có dấu hiệu trẻ hóa và xuất hiện ở những người gầy.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành do sự xuất hiện của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí bị tổn thương tạo thành quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị tắc hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại với nhau tại vị trí để cố gắng sửa chữa động mạch, sự tích tụ các mảng bám dẫn đến sự hẹp của thành mạch. Động mạch vành có chức năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim, vì vậy khi sự tắc nghẽn diễn ra không được điều trị vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Dấu hiệu

Nếu động mạch vành bị thu hẹp, điều này dẫn đến việc không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho tim đặc biệt là khi tim đập mạnh, nhanh như khi tham gia hoạt động thể lực, leo trèo. Giai đoạn đầu, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra hoặc gây ra ít các triệu chứng. Tuy nhiên, qua thời gian khi các mảng bám tích tụ nhiều hơn trong động mạch vành, người bệnh có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh động mạch vành như:

  • Đau thắt ngực:
  • Khó thở:
  • Người bệnh có thể có cảm giác nặng nề vùng tim, nóng ran vùng ngực, đầy bụng và những cơn đau tim âm ỉ.

2. Rối loạn nhịp tim

Nhịp đập của tim bình thường của người trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hay nhịp không đều.

Nguyên nhân

Dựa vào các dạng loạn nhịp tim, có thể chia nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:

  • Loạn nhịp tim chức năng: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý, lao động gắng sức, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu…
  • Loạn nhịp tim thực thể do tổn thương thực thể tại tim: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim…
  • Loạn nhịp tim do các bệnh của cơ quan khác: Các bệnh cường giáp, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, thiếu máu hoặc do thuốc…

Dấu hiệu

Các triệu chứng loạn nhịp tim đáng chú ý như:

  • Hồi hộp, trống ngực
  • Cảm nhận nhịp tim lúc đập nhanh hơn hoặc đập chậm hơn bình thường
  • Cảm giác mệt mỏi, khó thở, hụt hơi
  • Đau ngực
  • Bên cạnh đó, một số triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, ngất, đau đầu âm ỉ… có thể xuất hiện ở người bị rối loạn nhịp tim.

Khi nào người bệnh cần đến khám?

Rối loạn nhịp tim có thể là vô hại trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của nhịp tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Đặc biệt, cần lưu ý khi xuất hiện những trường hợp dưới đây:

  • Tim đập nhanh hoặc chậm kèm theo chóng mặt hoặc choáng ngất.
  • Tim loạn nhịp kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.
  • Tim loạn nhịp xuất hiện khi mới sử dụng một loại thuốc nào đó.
  • Tim loạn nhịp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, vã mồ hôi…

3. Bệnh van tim

Van tim có cấu trúc đặc biệt nhằm đảm bảo việc máu lưu chuyển giữa các buồng tim được hoạt động theo chu trình nhất định. Bệnh van tim là tình trạng bệnh lý của tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, hoặc có thể xuất hiện tình trạng một van tim có 2 tổn thương cả hẹp và hở van tim. Hẹp van tim khiến cho các van tim trở nên dày và cứng, trong một số trường hợp xảy ra dính các mép van, điều này làm hạn chế khả năng mở của van tim, cản trở sự lưu thông dòng máu.

Ngược lại, khi các van tim đóng không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài sẽ gây ra tình trạng hở van tim, điều này có thể làm cho dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.

Nguyên nhân:

  • Bẩm sinh: Van tim của trẻ có thể bị khiếm khuyết ngay khi ở trong bào thai, đây được xem là khuyết tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ.
  • Bệnh thấp tim: Van tim bị tổn thương do liên cầu khuẩn dẫn đến bệnh thấp tim, với bệnh lý này van bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa hay khít hẹp một thời gian dẫn đến tình trạng van đóng không kín dẫn đến hẹp – hở van.
  • Bệnh cơ tim: đây bệnh lý làm thay đổi cấu trúc tim, có thể giãn các buồng tim trong bệnh cơ tim giãn hoặc dẫn đến hở van tim.
  • Nhồi máu cơ tim: hở van hai lá do đứt dây chằng hoặc rối loạn vận động của cột cơ là một trong những biến chứng hay gặp ở người bệnh bị nhồi máu cơ tim, nhất là nhồi máu vùng sau dưới.
  • Thoái hoá van: tuổi càng cao thì van tim càng dễ bị thoái hoá, dễ bị rách và bị vôi hóa van tim khiến cho van tim bị dày và xơ cứng, cản trở lưu lượng máu đi qua.
  • Sa van tim: Khi van nằm giữa buồng tim trên và buồng tim dưới bên trái đóng không đúng cách dẫn đến việc van lồi lên vào trong buồng tim phía nhĩ trái. Sa van hai lá thường gặp nhất, có thể là do đứt dây chằng sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc do giãn vòng van hai lá do suy tim, giãn buồng tim.

Dấu hiệu

  • Khó thở, tăng nặng khi người bệnh nằm xuống.
  • Mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh
  • Đánh trống ngực
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Sưng chân, mắt cá chân
  • Ho khan, nhất là vào ban đêm.

4. Tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh có ngay từ khi trẻ mới sinh và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của tim và cách thức hoạt động của tim em bé. Bệnh tim bẩm sinh được biết đến là dạng dị tật phổ biến nhất và là nguyên nhân gây hàng đầu gây tử vong của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh khoảng từ 0,7 – 1% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện nhi, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1,5% trẻ nhập viện và 30 – 55% trẻ vào khoa tim mạch.(4)

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được hiểu rõ. Một số trẻ bị dị tật tim do những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể của trẻ. Bệnh tim bẩm sinh cũng được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố môi trường, chế độ ăn uống của người mẹ, tình trạng sức khỏe của người mẹ hoặc việc sử dụng thuốc của người mẹ trong khi mang thai.

Dấu hiệu

Theo các chuyên gia, nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu trẻ có những triệu chứng giống như dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Trẻ không khóc sau sinh, môi, da tím tái và các ngón tay hơi xanh;
  • Trẻ khó khăn khi thở hoặc thở nhanh;
  • Thể chất chậm phát triển, nhẹ cân khi sinh;
  • Khó khăn trong việc ăn uống, khó hấp thu;
  • Trẻ thường xuyên ho, khò khè, tình trạng tái diễn nhiều lần;
  • Tim đập mạnh bất thường;
  • Khó thở khi bú và không chịu bú mẹ.

5. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tim mạch xảy ra khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác tích tụ lại trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Thời gian dài, các mảng bám tích tụ và cứng lại, gây nên tình trạng hẹp động mạch.

Có 2 thể viêm tắc động mạch ngoại vi:

Bệnh Buerger (viêm 3 lớp thành động mạch): xuất hiện ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), người nghiện thuốc lá nặng, bệnh kéo dài nhiều năm, 95% phải đoạn chi.

Viêm, tắc động mạch do xơ vữa động mạch:tình trạng này xảy ra ở người cao huyết áp, có các rối loạn chuyển mỡ máu.

Dấu hiệu

Bệnh động mạch ngoại biên thường có triệu chứng không rõ ràng và khá mơ hồ, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau nhói ở bắp chân khi thực hiện các hoạt động thể lúc như đi bộ, chạy và có thể hết sau 5-10 phút. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị một số triệu chứng như lạnh da, da xanh xao, xuất hiện các vết loét lâu lành, chi bị hoại tử…

6. Suy tim

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng tiếp nhận máu để cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim được xem là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.

Nguyên nhân

Dựa vào phân loại giải phẫu bệnh, có thể phân chia nguyên nhân gây bệnh dựa trên 3 nhóm bệnh suy tim chính là: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Nguyên nhân suy tim trái:

Tăng huyết áp động mạch: Đây được xem là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái, tăng huyết áp làm cản trở sự tống máu.

Do các bệnh van tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim; rối loạn nhịp tim; bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân suy tim phải:

Do mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi, hay các bệnh lý tim mạch như nhồi máu phổi; gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực; hẹp van 2 lá; tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, các bệnh tim bẩm sinh như hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.

Nguyên nhân suy tim toàn bộ:

Bệnh nhân bị suy tim trái có thể phát triển thành suy tim toàn bộ; viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim; bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân khác: cường giáp trạng, thiếu hụt vitamin B1, thiếu máu nặng, rò động mạch – tĩnh mạch.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể khác nhau ở mỗi người, trong đó một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Bệnh nhân khó thở khi gắng sức, lúc nằm xuống;
  • Mệt mỏi nhiều ngày, ăn không ngon, suy nhược cơ thể
  • Chân, mắt cá chân… bị sưng phù;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Giảm khả năng tập thể dục;
  • Ho nhiều ngày không khỏi, thở khò khè kèm theo có đờm màu trắng;
  • Tiểu đêm nhiều lần;
  • Sưng bụng (cổ trướng);
  • Tăng cân rất nhanh do giữ nước;
  • Chán ăn và buồn nôn;
  • Không thể tập trung làm việc hoặc giảm tỉnh táo;
  • Khó thở đột ngột, dữ dội và ho;
  • Đau ngực.

Sản phẩm Hồng Sâm Collagen là sự lựa chọn tốt nhất cho tất cả thành viên trong gia đình và là món quà quý dành tặng những người thân yêu của mỗi chúng ta. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với Elly’s Secret:

Xem thêm:

Tìm hiểu tác dụng ngăn ngừa đột quỵ của hồng sâm

Chuyên gia lý giải nguyên nhân nhiều F0 mất ngủ, trằn trọc cả đêm

ATC GROUP – ELLY’S SECRET BEAUTY

Địa chỉ: Tổng cục 5, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 1900.886.851

Website:atcbeauty.co Fanpage: Elly Secret Beauty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *